Việt Nam
Đăng bởi: Admin | Đăng lúc: 20/01/2022 | Lượt xem: 1074
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những món, lễ vật gì ?

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Việt vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải chu đáo. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì, bài khấn và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào?

Theo truyền thống, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng để thể hiện sự biết ơn với ông Công ông Táo trong việc mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khỏe cho gia đình đồng thời tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo những gì đã xảy ra một năm qua. Vậy, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản gồm những gì?

1. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống thường có:

  • Mũ ông Công ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn. Nhưng thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. 

  • Tiền vàng.

  • 1 chiếc áo.

  • 1 đôi hia bằng giấy.

    Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà mới tập gáy để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

lễ vật cúng ông công ông táo

Lễ vật cúng ông công ông táo

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ngoài các lễ vật chính kể trên, Mâm cúng ông Táo thường người ta làm lễ mặn hoặc lễ chay và cơ bản bao gồm:

  • Thịt heo luộc, gà luộc

  • Đĩa rau xào

  • Hành muối

  • Xôi gấc

  • Giò heo

  • Canh mọc

  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)

  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...

Ngoài ra vật quan trọng không thể không có là bàn để đựng những lễ vật trên, Và bàn inox chân xếp là sự lựa chọn tiện dụng nhất, có thể kể đến như:

bàn tròn inox vivi

Bàn tròn inox vivi

bàn inox chữ nhật

Bàn inox chữ nhật

Nếu đơn giản và gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng, Nên đặt trang ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
3. Thời gian cúng ông Công, ông Táo hợp lý

Theo các chuyên gia phong thuỷ và truyền thống, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.

4. Văn khấn cúng ông Công, ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Ngoài bài văn khấn chuẩn theo sách, dân gia cũng có lưu truyền những bài văn khấn khác nhau tùy từng vùng miền. Các bạn có thể sử dụng các bài khấn tùy vào vùng miền của mình nhé.
5. Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, trái cây, rượu, trà.

Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

  • Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.

  • Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

  • Không cúng sau 12 giờ ngày 23

  • Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

  • Không thả cá chép từ trên cao xuống

    Tiễn ông Táo được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua, Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để một năm mới thuận lợi hơn.

những điều kiêng kỵ khi cúng ông táo

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông táo

6. Có cúng rước ông Táo không?

Theo phong tục dân gian, thì thường ngày 30 tháng Chạp, sẽ cúng rước ông Táo về nhà, những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, ở một số vùng miền như một vài tỉnh miền Trung lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng cùng lễ tạ năm mới.

Cúng rước ông Táo được thực hiện từ 23h00 - 23h45 đêm giao thừa, lễ vật cúng rước ông Táo cũng tương tự lễ vật cúng ông Táo ngày 23.

có cúng rước ông táo không

Có cúng rước ông táo không

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc của ngày cúng ông Táo và giải đáp được câu hỏi cúng ông Táo ngày nào để chuẩn bị cho ngày lễ này cuối năm thật chu đáo nhé!

CÔNG TY TNHH SX TM DV VIỆT VIỆT PHÁT

- Tại Miền Trung - Tây Nguyên: Buôn Krông B, Xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

- Tại Miền Tây - Cần Thơ: Thạnh Lợi, P.Phú Thứ, Q. Cái Răng, Cần Thơ

- Tại Long An: ấp 2, Xã Đức Hòa Đông, H. Đức Hoà, Tỉnh Long An

- Tại TP. Hồ Chí Minh: 73/5C-5D Phan Văn Hớn, X.Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

  • Đăng bởi: Admin
  • Tags:
  • Keys: ban-inox